Tìm hiểu về cách bày mâm cúng đầy tháng cho bé trai, bé gái

Cúng đầy tháng cho em bé là một tục lệ, lâu đời đậm chất truyền thống của người Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn có nhiều gia đình chưa biết phải chuẩn bị mọi thứ như thế nào? Mâm cúng gồm có những lễ vật gì? Cách tính ngày, giờ chính xác để cúng ra sao? Và cách sắp xếp mâm cúng cũng như vấn khấn khi cúng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về phong tục cúng đầy tháng qua bài viết sau nhé. 

I. Phong tục lễ cúng đầy tháng, cúng Mụ cho bé của người Việt

Cúng Mụ hay cúng đầy tháng là một phong tục lâu đời được truyền lại qua nhiều thế hệ trong gia đình người Việt Nam. Phong tục này bắt nguồn từ sự tích của 12 vị tiên nương. Sự ra đời của một em bé là nhờ vào công nhào nhặn và chăm sóc của các vị tiên. Mỗi người nhào nặn thành 1 bộ phận của một đứa trẻ như chân, tay, mặt, mũi, miệng,… hoặc dạy em bé biết khóc cười. 

Vì vậy, khi em bé sinh được tròn tháng, gia đình sẽ chuẩn bị mâm cúng như tấm lòng thành kính biết ơn của người nhà dâng lên các vị thần tiên. Đồng thời, mâm cúng này cũng là lời cầu chúc, mong ước dành cho em bé mới chào đời sẽ được gia tiên phù hộ mạnh khỏe mau lớn, gặp nhiều may mắn.

Sau khi thực hiện nghi thức cúng Mụ hay cúng đầy tháng xong, gia đình thường tổ chức bữa tiệc nhỏ trong gia đình, họ hàng để thông báo với mọi người về sự xuất hiện của thành viên mới và cùng là dịp để gia đình đoàn viên.

II. Cách tính ngày chuẩn để làm lễ cúng đầy tháng cho bé

Cũng tương tự như những ngày lễ tâm kinh khác của người Việt, lễ đầy tháng của bé cũng được tính theo ngày âm lịch. Bên cạnh đó, thì một số nơi còn áp dụng theo quan niệm “nam trồi 2, nữ sụt 1”

Nghĩa là đối với bé trai, ngày cúng đầy tháng sẽ được lùi lại 2 ngày so với ngày sinh và bé gái ngày cúng sẽ được tính lên trước 1 ngày (tất cả đều tính ngày âm lịch).

III. Cách chọn giờ bắt đầu lễ cúng đầy tháng

Nguyên tắc của cách tính giờ để tiến hành lễ cúng sẽ dựa trên các cung hoàng đạo, tuổi tam hạp hoặc tứ hành xung. 

Ví dụ tam hạp là những con giáp cùng 1 nhóm được phân ra từ 12 con giáp, tổng cộng có 4 nhóm. Do đó, nếu bé sinh ngay ngày 03/05/2021 dương lịch tức là ngày 22/03 năm Tân Mùi (âm lịch). Tuổi Mùi có tam hạp là Hợi – Mão – Mùi và tứ hành xung là Sửu – Thìn – Mùi – Tuất. Do đó, lễ cúng đầy tháng nên tốt nhất tổ chức vào giờ Hợi – Mão – Mùi hoặc Sửu – Thìn – Mùi – Tuất. 

IV. Những điều cần chuẩn bị cho lễ cúng đầy tháng

1. Sắp xếp mâm cúng

Việc sắp xếp mâm cúng tươm tất thể hiện sự kính trọng với thần phật do đó nó rất quan trọng. Gia đình cần chuẩn bị mâm cúng theo những nguyên tắc sau:

  • Chuẩn bị một chiếc bàn nhỏ để cúng Đức Ông đặt trước bàn thờ.
  • Một chiếc bàn lớn được kê phía sau cao khoảng 10cm dùng để bày mâm và các lễ vật cúng.
  • Thông thường các gia đình thường sắp gà luộc chính giữa, hai bên để chè hoặc cháo, xôi. Kèm theo đó là lọ hoa cúng, ông bà ta quan niệm rằng “Đông bình Tây quả” nghĩa là lộc bình đặt ở phía đông còn lễ vật đặt ở phía tây.

2. Chuẩn bị bài khấn, văn cúng

Một phần quan trọng nữa cũng không thể thiếu trong nghi thức cúng đầy tháng cho bé đó chính là chuẩn bị bài văn khấn tỏ lòng thành kính đối với các vị thần tiên. Khi cúng làm lễ, người cúng sẽ đọc bài khấn này vào giờ hoàng đạo trong ngày. 

V. Cách sắm lễ, mâm cúng đầy tháng cho bé trai, bé gái

Đối với những cặp vợ chồng trẻ thì chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc chuẩn bị mâm cúng đầy tháng cho bé thế nên sẽ khá lúng túng và không biết cách cúng ra sao.

Theo tín ngưỡng dân gian thì các em bé chào đời là do 12 vị tiên tạo nặn ra do đó trong mâm cúng đầy tháng bắt buộc phải có 12 chén chè trôi nước nhỏ, 1 chén chè trôi nước lớn, 12 chén cháo nhỏ và 1 tô cháo lớn, tương tư với 12 chén xôi nhỏ và một chén xôi lớn.

 

1. Lễ vật trong mâm cúng đầy tháng cho bé trai

Các lễ vật cơ bản gồm có 12 chén chè nhỏ, 3 tô chè lớn; 13 dĩa xôi nhỏ và 3 dĩa xôi lớn; 1 con gà luộc; bộ tam sên; cháo, bánh hỏi; 13 miếng trầu cánh phượng. 13 đôi hài, 13 bộ váy áo và 13 nén vàng (mỗi loại đều làm giống như nhau)

– Lễ vật cúng 12 bà Mụ:

  • Đồ vàng mã: váy áo, hài và nén vàng màu xanh
  • Trầu cau: 12 miếng trầu với cau bổ tư và 1 miếng to nguyên quả têm cánh phượng
  • Đồ chơi trẻ em
  • Cua, con ốc, tôm để sống hoặc hấp chín, số lượng 12 con kích thước bằng nhau và 1 con lớn.
  • Kẹo bánh, phẩm oản chia thành các phần đều nhau, một phần nhiều hơn.
  • Hương hoa: tiền vàng, nước trắng, lọ hoa nhiều màu

–  vật cúng Đức ông: 1 con gà luộc chéo cánh, 1 tô cháo lớn, 1 tô chè lớn, 3 đĩa xôi lớn, thịt quay, hoa quả, trầu cau, rượu, đồ vàng mã.

2. Lễ vật trong mâm cúng đầy tháng cho bé gái

– Lễ vật cơ bản: 12 chén xôi nhỏ và dĩa xôi lớn; 12 chén cháo nhỏ và 1 tô cháo lớn; thịt heo quay hoặc chân giò quay; 12 dĩa bánh  hỏi hoặc 12 trứng luộc, 1 con gà luộc ngậm hoa hồng; 12 chén chè nhỏ và 1 tô chè lớn; 12 ly rượu và 1 bình rượu; 12 chén nước lọc; 12 dĩa bánh kẹo; 1 dĩa trái cây ngũ quả.

– Đồ cúng Đức ông và 3 Đức thầy: hoa tươi, nhang, nến, gạo và muối, trầu cau, giấy tiền, đồ vàng mã gồm hài và váy áo cho bà Mụ, bà chúa; chén, dĩa, muỗng và 1 đôi đũa hoa.

VI. Nghi thức lễ cúng đầy tháng cho trẻ

Trong nghi thức cúng đầy tháng gồm có 3 nghi thức chính, được làm tuần tự từng bước như sau:

1. Nghi thức cúng đầy tháng

Người chủ lễ thường là ông nội hoặc cha sẽ thực hiện nghi lễ này, đứng lên thắp nhang cho tổ tiên và giải thích lý do làm lễ. Tiếp theo cha mẹ đứa trẻ sẽ thắp 3 nén nhang lên bàn thờ gia tiên. 

Sau đó, bế em bé ra lễ và khấn theo bài văn khấn ở trên đã trình bày, mọi người trong gia đình sẽ tập trung cầu nguyện cho đứa bé để thể hiện sự chân thành với tổ tiên.

2. Nghi thức khai hoa

Sau lễ cúng đầu tháng, em bé được đặt giữa bàn, người chủ lễ sẽ rót trà và thăm hương để xin khai hoa. Tức là người hành hương sẽ bế em bé trên tay cầm một cành hoa vẫy qua lại miệng đứa bé và đọc lời chúc cầu may mắn cho em bé.

3. Nghi lễ khai tên

Sau khi làm lễ khai hoa, người chủ lễ sẽ làm lễ đặt tên bằng hình thức xin keo. Chủ lễ dùng 2 đồng bạc cổ đặt và dĩa lòng sâu rồi lắc và đổ ra. Nếu một đồng úp và 1 đồng ngửa thì thần tiên chấp nhận đặt tên cho bé, nếu cả 2 đồng đều úp hoặc đều ngửa thì phải gieo lại đồng xu. Nếu giao 3 lần vẫn không được thì có nghĩa là chưa được chấp thuận.

VII. Cần lưu ý những điều gì khi chuẩn bị cúng đầy tháng cho bé?

Sau khi hoàn thành xong các nghi thức lễ, đợi gần hết một nén hương, chủ nhà rót trà, khấn vái, đốt giấy tiền vàng bạc, rưới rượu và rắc muối quanh nhà.

Sau khi làm lễ cúng Mụ cả gia đình cùng nhau chia lộc và cầu chúc em bé khỏe mạnh may mắn.

Bên cạnh đó đây cũng là ngày các bà mẹ làm phép tẩy uế sau một tháng ở cữ. Mẹ bế con qua nồi nước sôi rồi đi vòng quanh nhà (bé trai thì 7 lần, bé gái thì 9 lần). Sau đó, khi lần đầu đi chợ sau khi sinh mẹ hãy mua 1 gói muối gạo, trên đường đi thì đánh rơi vài đồng tiền lẻ để cầu mong cuộc sống ấm no cho đứa trẻ.

Như vậy, bài viết trên đây đã trình bày tất cả những điều cần biết về tục lệ cúng đầy tháng cho trẻ từ chuẩn bị bày trí mâm cúng, văn khấn vái, các lễ cần làm. Hy vọng, bài viết đã cung cấp được đầy đủ những kiến thức cần thiết nhất để các gia đình chuẩn bị lễ cúng cho con cháu nhà mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *