Nghề gác kèo ong – Ăn ong ở rừng U Minh Hạ ( Phần 1)

Mật ong U Minh Hạ ở Cà Mau là sản phẩm riêng ở vùng đất mũi với các lý do:

  • Loài ong chỉ hút mật từ nhụy hoa tràm để làm mật
  • Đặc tính của loài ong đã được người dân quan sát và tiếp tay với chúng trong việc xây tổ, làm mật, nhân đàn.

Nghề gác kèo ong ở U Minh Hạ có bề dày hơn 200 năm. Nghề này sẽ bị mai một nếu không có các chính sách khuyến khích việc truyền nghề. Thất truyền nghề gác kèo ong cũng đồng nghĩa với việc mất đi một sản lượng lớn mật ong mà hàng năm đàn ong và rừng tràm U Minh mang lại. Và hơn nữa, lớp người đi sau đánh mất đi văn hóa bản địa của vùng đất này.

Chuẩn bị cây nóng, cây nạng, cây kèo đi gác kèo ong

Rừng U Minh được chia thành 2 phần: Phía bắc là U Minh Thượng được Kiên Giang quản lý. Phía nam là rừng U Minh Hạ thuộc tỉnh Cà Mau. Với trên 44.744 héc-ta. Tronng đó có 8.528 hec- ta là rừng nguyên sinh. Rừng U Minh Hạ có diện tích lớn, nên hàng năm cho sản lượng mật ong hơn 1000 tấn. Trong đó khả năng khai thac từ 700-800 tấn/ năm.

Một năm có 3 mùa gác kèo: Mùa hạn, mùa nước (mùa mưa), mùa lỡ (giao mùa giữa hai mùa khô và nước). Có nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, ngoài giá trị là thực phẩm bổ dưỡng, mật ong còn có rất nhiều giá trị trong y học. Làm giảm độ axit của dịch vị, cân bằng axit trong dạ dày, dùng làm thuốc sát trùng, trừ nấm gây tưa lưỡi và miệng ở trẻ em rất hữu hiệu.

Theo khảo sát của quan lại trấn Hà Tiên thời phong kiến. Từ năm 1805- 1836, tại 68 làng ở vùng U Minh cho thấy, mật ong U Minh được xuất khẩu tới Hải Nam Trung Quốc và các càng châu Á khác. Hai từ Phong Ngạn xuất xứ từ thời nhà Minh, có nghĩa Phong là Rừng, Ngạn là Ong để chỉ nghề ăn ong rừng.

Nhưng theo các câu chuyện kể dân gian, và trong Hương Rừng Cà Mau của nhà văn Sơn Nam thì nghề gác kèo ong có từ rất sớm, khi con người mới đặt chân tới vùng đất này. Và cái tên Phong Ngạn được lý giải theo một nghĩa khác. Là ong đi ăn theo hướng gió, và người ăn ong cũng theo hướng gió mà tìm. Nên hai từ phong ngạn ra đời từ đó để chỉ những người gác kèo ong.

Một phong ngạn đang dùng khói để đuổi ong bay khỏi bầu mật

Mỗi nhóm thợ gác thợ gác kèo ong gọi là đoàn, nhiều đoàn hợp lại thành tập đoàn. Tập đoàn phong ngạn bao gồm những người sống giữa bốn bề mật ngọt của rừng tràm. Nên họ ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ đàn ong như bảo vệ nồi cơm của mình. Mỗi thành viên trong tập đoàn được nhận một khu vực rừng, và được quyền gác kèo, đồng thời chịu trách nhiệm bảo vệ rừng.

Dù không thuộc quản lý của nhà nước, nhưng tập đoàn phong ngạn có tổ chức chặc chẽ, để tương trợ giúp nhau trong kinh nghiệm ăn ong. Đồng thời cụ thể hóa trong việc bảo vệ rừng và có kiểm soát buộc người thợ ăn ong phải tuân theo. Nếu thành viên nào của tập đoàn sai phạm thì phải chịu tịch thu đầu kèo, cho ăn ong lần cuối để làm vốn và bị đuổi ra khỏi tập đoàn. Đối với dân phong ngạn, bị đuổi ra khỏi tập đoàn là điều rất xấu hổ, nên thường họ sẽ bỏ xứ đi vùng khác làm ăn.

Giá trị nhân văn của tập đoàn phong ngạn mang lại là từ lâu người dân rừng U Minh Hạ đã thích nghi với vùng nước và hệ sinh thái rừng tràm. Họ tích lũy những hiểu biết và cách thức sống hài hòa với thiên nhiên, không hủy hoại thiên nhiên, hưởng lợi từ thiên nhiên một cách bền vững bằng nghề gác kèo ong.

Còn tiếp…

Vàng Ngô
Email: ngocvang1306@gmail.com
Đt: 0902514798

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *